Sàn giao dịch MEXC/Learn/Hướng dẫn người mới/Futures/Giải thích về đòn bẩy Futures: Chiến lược giao dịch & quản lý rủi ro

Giải thích về đòn bẩy Futures: Chiến lược giao dịch & quản lý rủi ro

Bài viết liên quan
Cao cấp
16/07/2025MEXC
0m
Chia sẻ đến

Hiểu cách đòn bẩy hoạt động, thời điểm sử dụng các mức đòn bẩy khác nhau và cách quản lý các rủi ro liên quan là điều cần thiết đối với bất kỳ người tham gia thị trường nào. Bài viết này cung cấp thông tin chuyên sâu về các nguyên tắc cơ bản của đòn bẩy Futures, khám phá các cách sử dụng chiến lược từ đòn bẩy thấp đến tối đa 500x. Với bài viết này, nhà giao dịch sẽ có góc nhìn chuyên sâu để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

1. Sức hút và rủi ro của đòn bẩy Futures


Ưu điểm chính của đòn bẩy Futures là hiệu quả sử dụng vốn. Bằng cách sử dụng ký quỹ, nhà giao dịch có thể tận dụng biến động giá đối với các vị thế có giá trị danh nghĩa lớn hơn nhiều so với số vốn cam kết, từ đó khuếch đại cả lợi nhuận tiềm năng và thua lỗ. Các ưu điểm chính bao gồm:

1) Khuếch đại lợi nhuận tiềm năng: Biến động giá thuận lợi sẽ khuếch đại lợi nhuận, giúp nhà giao dịch đạt được lợi nhuận cao với mức ký quỹ tương đối nhỏ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn.

2) Tối ưu hiệu quả sử dụng vốn: Giao dịch ký quỹ cho phép mở các vị thế lớn hơn với số vốn nhỏ hơn, giải phóng phần vốn còn lại cho các cơ hội khác hoặc dùng để kiểm soát rủi ro.

3) Tăng tính linh hoạt và cơ hội: Đòn bẩy giúp nhà giao dịch nhận lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ (đặc biệt là với đòn bẩy cao) đồng thời hỗ trợ các chiến lược như phòng ngừa rủi ro và chênh lệch giá.

Tuy nhiên, tác động khuếch đại này hoạt động theo cả hai chiều - rủi ro cũng được khuếch đại tương ứng:

1) Tiềm năng thua lỗ bị khuếch đại: Biến động thị trường bất lợi có thể nhanh chóng làm cạn kiệt ký quỹ do đòn bẩy khuếch đại.

2) Rủi ro thanh lý (đóng vị thế bắt buộc): Đây là rủi ro lớn nhất trong giao dịch đòn bẩy. Nếu thua lỗ khiến ký quỹ giảm xuống dưới mức duy trì, hệ thống sẽ đóng vị thế bắt buộc để ngăn chặn việc thua lỗ thêm, dẫn đến mất ký quỹ. Biến động thị trường đột ngột (ví dụ: "wick") có thể dễ dàng kích hoạt thanh lý.

3) Tăng áp lực và độ khó: Đòn bẩy cao khiến PNL biến động mạnh, đòi hỏi nhà giao dịch cần có khả năng ra quyết định, kiểm soát cảm xúc và quản lý rủi ro.

Tóm lại, đòn bẩy là một công cụ khuếch đại, làm tăng lợi nhuận và cả rủi ro. Nhận thức được đặc điểm rủi ro cao, lợi nhuận cao này là điều rất quan trọng và việc quản lý rủi ro phù hợp là điều cần thiết khi sử dụng đòn bẩy Futures.

2. Cơ chế cốt lõi của giao dịch Futures có đòn bẩy


Khi giao dịch Futures, giao dịch có đòn bẩy nghĩa là bạn cần có ký quỹ để đảm bảo một vị thế có giá trị danh nghĩa cao hơn nhiều so với mức ký quỹ. Tỷ lệ giữa hai mức này được gọi là đòn bẩy.

Các khái niệm chính bao gồm:

Ký quỹ: Khoản vốn cần thiết để mở và duy trì một vị thế có đòn bẩy.
Đòn bẩy: Tỷ lệ giữa giá trị danh nghĩa của vị thế và mức ký quỹ bắt buộc. Ví dụ, đòn bẩy 10x có nghĩa là sử dụng 1 đơn vị ký quỹ để giao dịch vị thế trị giá 10 đơn vị.
Giá trị vị thế (giá trị danh nghĩa): Tổng giá trị của vị thế Futures được giao dịch bằng đòn bẩy.
Ký quỹ ban đầu: Mức ký quỹ tối thiểu cần thiết để mở một vị thế mới.
Ký quỹ duy trì: Mức ký quỹ tối thiểu cần được duy trì để tránh bị thanh lý. Mức này thường thấp hơn mức ký quỹ ban đầu. Khi mức ký quỹ giảm xuống dưới mức này, hệ thống sẽ kích hoạt đóng vị thế bắt buộc.

Ví dụ: Giả sử một nhà giao dịch có 1,000 USDT và dự đoán giá một tài sản sẽ tăng.

Không sử dụng đòn bẩy (giao dịch Spot): Nhà giao dịch mua tài sản trị giá 1,000 USDT.
  • Nếu giá tăng 5%, vốn trở thành 1,050 USDT → Lợi nhuận: 50 USDT (5%)
  • Nếu giá giảm 5%, vốn trở thành 950 USDT → Thua lỗ: 50 USDT (-5%)

Sử dụng đòn bẩy 10x (giao dịch Futures): Nhà giao dịch sử dụng 1,000 USDT làm ký quỹ để mở vị thế Long trị giá 10,000 USDT.
  • Nếu giá tăng 5%, giá trị vị thế trở thành 10,500 USDT → Lợi nhuận: 500 USDT (+50%)
  • Nếu giá giảm 5%, giá trị vị thế trở thành 9,500 USDT → Thua lỗ: 500 USDT (-50%)
  • Nếu giá giảm thêm và ký quỹ giảm xuống dưới mức duy trì → Thanh lý sẽ bị kích hoạt.

Để giao dịch Futures có đòn bẩy một cách an toàn, điều quan trọng không chỉ cần hiểu rõ cơ chế mà còn cần nắm vững các công cụ quản lý rủi ro - như SL (Stop Loss) để giới hạn thua lỗ và TP (Take Profit) để chốt lợi nhuận. Những nội dung này sẽ được giải thích chi tiết hơn trong các phần sau.

Để được hướng dẫn toàn diện hơn, vui lòng tham khảo các tài liệu dành cho người mới trên MEXC Learn về giao dịch Futures.

3. Các trường hợp sử dụng đòn bẩy khác nhau trong giao dịch Futures


Việc lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp đòi hỏi người dùng phải đánh giá toàn diện dựa trên kinh nghiệm giao dịch, khả năng chịu rủi ro, chiến lược, biến động tài sản và điều kiện thị trường.

3.1 Đòn bẩy thấp (2x - 5x)


Phù hợp với: Nhà giao dịch thận trọng, người mới bắt đầu giao dịch Futures, người theo xu hướng dài hạn và nhà đầu tư quản lý vốn lớn, ưu tiên quản lý rủi ro.

Trường hợp sử dụng: Phù hợp để làm quen với giao dịch Futures trong môi trường an toàn hơn, đòn bẩy thấp rất thích hợp để nắm giữ vị thế dài hạn với phạm vi giá mục tiêu rộng hơn. Đòn bẩy thấp cũng hữu ích khi giao dịch các tài sản có tính biến động cao hoặc thanh khoản thấp, khi việc duy trì phạm vi ký quỹ an toàn rộng hơn trong biến động thị trường là điều cần thiết.

Đặc điểm: Hạn chế rủi ro với khoảng cách xa hơn so với ngưỡng thanh lý. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn và mức khuếch đại lợi nhuận sẽ không cao.

3.2 Đòn bẩy trung bình (10x - 20x)


Phù hợp với: Nhà giao dịch đã có kinh nghiệm trong giao dịch Futures, có các kỹ năng quản lý rủi ro và người tham gia các chiến lược giao dịch ngắn hoặc giao dịch lướt sóng.

Trường hợp sử dụng: Đòn bẩy trung bình phù hợp để nắm bắt xu hướng thị trường ngắn hạn đến trung hạn và biến động giá. Đòn bẩy này đặc biệt hiệu quả khi tìm kiếm lợi nhuận lớn trên các tài sản có thanh khoản cao, đồng thời vẫn duy trì cách tiếp cận cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận tiềm năng.

Đặc điểm: Mang lại hiệu quả sử dụng vốn và khuếch đại lợi nhuận tiềm năng, có rủi ro vừa phải so với đòn bẩy cao. Cần được sử dụng cùng các biện pháp kiểm soát rủi ro nghiêm ngặt như lệnh SL.

3.3 Đòn bẩy cao (50x - 500x)


Phù hợp với: Nhà giao dịch chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm và kỷ luật cao.

Trường hợp sử dụng: Đòn bẩy cao thích hợp để tận dụng những biến động giá nhỏ trong thị trường có thanh khoản cao, biến động thấp như BTC và ETH. Đòn bẩy này cũng được sử dụng để thực hiện các lệnh mở và đóng nhanh với niềm tin mạnh mẽ xung quanh các sự kiện thị trường ngắn hạn cụ thể.

Đặc điểm: Lợi nhuận tiềm năng cực kỳ cao nhưng cũng nhạy cảm với biến động giá cao. Rủi ro thanh lý rất lớn, gần như không có chỗ cho sai sót. Nhà giao dịch cần có các kỹ năng kỹ thuật vượt trội, phản xạ thực thi nhanh và kỷ luật cao.

Về đòn bẩy 500x và siêu cao: Các công cụ này chỉ được thiết kế cho người dùng chuyên nghiệp - không phù hợp với đa số người dùng. Đòn bẩy siêu cao phải được kết hợp với các biện pháp kiểm soát rủi ro nâng cao, như tính toán kích thước vị thế chính xác và thiết lập sẵn lệnh SL.

Đòn bẩy là một công cụ trung lập trong thị trường tài chính. Giá trị của đòn bẩy nằm ở việc khuếch đại kết quả từ các quyết định của nhà giao dịch - không phải ở việc cải thiện các quyết định đó tốt hơn. Việc lựa chọn đòn bẩy phù hợp cần dựa trên hoàn cảnh cá nhân. Đòn bẩy thấp ưu tiên sự an toàn vốn, trong khi đòn bẩy cao nâng cao hiệu suất nhưng đi kèm với rủi ro đáng kể. Hiểu được bản chất của đòn bẩy và cơ chế kiểm soát rủi ro do sàn giao dịch cung cấp (đặc biệt là giới hạn đòn bẩy) là điều cần thiết. Trên hết, quản lý rủi ro phải luôn là ưu tiên hàng đầu.

4. Chiến lược điều chỉnh đòn bẩy trong thị trường biến động


Trong thị trường tiền mã hoá, rủi ro và lợi nhuận của giao dịch đòn bẩy liên quan chặt chẽ với các điều kiện thị trường như tính biến động và xu hướng. Việc lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp - thấp, trung bình hoặc cao - cùng việc áp dụng các chiến lược phù hợp là chìa khóa để cân bằng tiềm năng lợi nhuận và rủi ro thanh lý. Các chiến lược dưới đây được thiết kế dành cho người mới bắt đầu và nhà giao dịch trung cấp nhằm điều chỉnh đòn bẩy theo từng điều kiện thị trường khác nhau.

4.1 Thị trường biến động: Ưu tiên đòn bẩy thấp để bảo vệ vốn


Khi thị trường xuất hiện biến động mạnh - thường do tin tức lớn (ví dụ: thay đổi về quy định, dữ liệu kinh tế vĩ mô) hoặc hoạt động trên chuỗi (ví dụ: giao dịch chuyển lớn, bán tháo) - nhà giao dịch nên sử dụng đòn bẩy thấp hơn để giảm thiểu rủi ro thanh lý và đảm bảo vị thế có thể chịu được những biến động giá lớn hơn.

Khi thị trường biến động mạnh, giá có thể biến động từ 5%-10% trong thời gian ngắn. Các vị thế đòn bẩy cao có thể bị thanh lý chỉ sau biến động 1%-2%, trong khi các vị thế đòn bẩy thấp cung cấp một vùng đệm rộng hơn để vượt qua những biến động này.

Gợi ý chiến lược:
  • Giảm kích thước vị thế và tập trung vào các cặp có thanh khoản cao (ví dụ: BTCUSDT), tránh các token vốn hóa nhỏ dễ biến động.
  • Sử dụng chế độ Isolated margin để giới hạn rủi ro đối với từng vị thế và bảo vệ tài khoản khỏi các tổn thất liên tiếp.
  • Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường thông qua thông báo và cập nhật tin tức của MEXC Futures để điều chỉnh hoặc đóng vị thế kịp thời.

4.2 Thị trường theo xu hướng: Sử dụng đòn bẩy trung bình để nắm bắt cơ hội


Khi thị trường đang xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt, hướng giá dễ dự đoán hơn, nhà giao dịch có thể tăng đòn bẩy vừa phải để khuếch đại lợi nhuận từ các biến động giá nhỏ - trong khi vẫn duy trì khả năng chịu đựng đối với biến động để tránh thanh lý.

Đòn bẩy trung bình phù hợp hơn với nhà giao dịch có kinh nghiệm phân tích kỹ thuật và khả năng quản lý rủi ro cơ bản. Người mới bắt đầu cần thận trọng và tập trung vào việc phát triển kỹ năng nhận dạng xu hướng trước.

Gợi ý chiến lược:
  • Xác nhận xu hướng bằng công cụ kỹ thuật như mô hình nến, mức hỗ trợ/kháng cự và các chỉ báo (ví dụ: RSI, MACD).
  • Sử dụng chiến lược mở lệnh từng phần để giảm chi phí trung bình đồng thời tránh rủi ro mở toàn bộ vị thế ngay từ đầu.
  • Giới hạn kích thước vị thế theo số dư tài khoản, đặc biệt khi sử dụng đòn bẩy trung bình, để duy trì vùng đệm.

Tình huống ví dụ:
Giả sử giá BTC tăng từ 99,000 USDT lên 100,000 USDT, vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng (100,000 USDT vừa là rào cản tâm lý vừa là rào cản kỹ thuật). Mô hình nến cho thấy xu hướng tăng giá và các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động xác nhận xu hướng tăng giá tiềm năng, với kỳ vọng giá có thể tăng lên 105,000 USDT. Nhà giao dịch quyết định tăng đòn bẩy vừa phải để nắm bắt lợi nhuận tiềm năng:

Với số vốn ban đầu là 5,000 USDT, nhà giao dịch chọn đòn bẩy 10x để mở vị thế Long BTCUSDT với giá trị vị thế là 50,000 USDT, giá mở lệnh là 100,000 USDT, tương đương với kích thước hợp đồng 0.5 BTC (50,000 / 100,000 = 0.5).

Nếu giá tăng 5% như dự kiến, đạt 105,000 USDT, giá trị vị thế trở thành 0.5 × 105,000 = 52,500 USDT. Nhà giao dịch nhận được lợi nhuận là 2,500 USDT, đạt lợi nhuận 50% trên ký quỹ ban đầu (2,500 / 5,000 × 100%).

Để so sánh, nếu nhà giao dịch mua 0.05 BTC với 5,000 USDT mà không sử dụng đòn bẩy, cùng mức tăng 5% sẽ chỉ tạo ra lợi nhuận 250 USDT - tương đương lợi nhuận 5%.

Tuy nhiên, nếu nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy quá cao, rủi ro sẽ tăng đáng kể. Ví dụ sau đây so sánh sự khác biệt giữa đòn bẩy 10x và 100x:

Tính toán rủi ro với đòn bẩy 10x


Thiết lập ban đầu:
  • Ký quỹ ban đầu: 5,000 USDT
  • Đòn bẩy: 10x
  • Giá trị vị thế: 5,000 × 10 = 50,000 USDT
Ký quỹ duy trì:
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì: 0.7% (tham khảo số liệu thực tế trong mục "Giới hạn rủi ro" trên trang giao dịch Futures)
  • Ký quỹ tối thiểu yêu cầu: 50,000 × 0.7% = 350 USDT
  • Ngưỡng thanh lý: Vị thế bị thanh lý khi ký quỹ giảm xuống 350 USDT
  • Mức lỗ tối đa cho phép: 5,000 - 350 = 4,650 USDT
Tính toán thanh lý:
  • Biên độ giảm giá tối đa trước khi bị thanh lý: (5,000 - 350) / 50,000 = 9.3%
  • Giá thanh lý: 100,000 × (1 - 9.3%) = 90,700 USDT

Trường hợp: Biến động giá bất lợi 5%
  • BTC giảm xuống 95,000 USDT (giảm 5%)
  • Lỗ: 0.5 × (100,000 - 95,000) = 2,500 USDT
  • Ký quỹ còn lại: 5,000 - 2,500 = 2,500 USDT
  • Tỷ lệ ký quỹ: 2,500 / 47,500 = 5.26%, cao hơn ngưỡng 0.7%, sẽ không xảy ra thanh lý.

Tính toán rủi ro với đòn bẩy 50×


Thiết lập ban đầu:
  • Ký quỹ ban đầu: 5,000 USDT
  • Đòn bẩy: 50x
  • Giá trị vị thế: 5,000 × 50 = 250,000 USDT
Ký quỹ duy trì:
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì: 0.7% (tham khảo số liệu thực tế trong mục "Giới hạn rủi ro" trên trang giao dịch Futures)
  • Ký quỹ tối thiểu yêu cầu: 250,000 × 0.7% = 1,750 USDT
  • Ngưỡng thanh lý: Vị thế bị thanh lý khi ký quỹ giảm xuống 1,750 USDT
  • Mức lỗ tối đa cho phép: 5,000 - 1,750 = 3,250 USDT
Tính toán thanh lý:
  • Biên độ giảm giá tối đa trước khi bị thanh lý: (5,000 - 1,750) / 250,000 = 1.3%
  • Giá thanh lý: 100,000 × (1 - 1.3%) = 98,700 USDT

Trường hợp: Biến động giá bất lợi 5%:
  • BTC giảm xuống 95,000 USDT (giảm 5%)
  • Lỗ: 2.5 × (100,000 - 95,000) = 12,500 USDT
  • Ký quỹ còn lại: 5,000 - 12,500 = -7,500 USDT, nghĩa là vị thế đã bị thanh lý
  • Thực tế, quá trình thanh lý xảy ra ở mức 98,700 USDT (giảm -1.3%), trước khi biến động giảm đến 5%. Vị thế này sẽ bị thanh lý hoàn toàn, với số dư âm tiềm năng là 7,500 USDT

Đòn bẩy trung bình có thể mang lại sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận trong thị trường theo xu hướng. Tuy nhiên, đòn bẩy quá cao có thể dẫn đến tổn thất lớn ngay cả khi thị trường biến động nhỏ.

4.3 Thị trường đi ngang: Thận trọng sử dụng đòn bẩy cao, tập trung vào giao dịch ngắn hạn


Khi thị trường thiếu xu hướng rõ ràng và giá dao động trong phạm vi hẹp (ví dụ: biến động hàng ngày dưới 2%, giá đi ngang), nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy cao (ví dụ: 50-100x) để nắm bắt lợi nhuận trong ngày nhanh chóng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi tính kỷ luật cực kỳ cao và khả năng quản lý rủi ro nâng cao.

Khi thị trường đi ngang, những biến động giá nhỏ phù hợp với các chiến lược ngắn hạn. Đòn bẩy cao có thể khuếch đại ngay cả những biến động nhỏ (như 0.5%) thành lợi nhuận đáng kể. Đồng thời, rủi ro thanh lý cũng tăng lên đáng kể. Phương pháp này chỉ phù hợp với nhà giao dịch có kinh nghiệm, có thể phân tích chính xác cơ hội ngắn hạn và nghiêm túc thực hiện lệnh SL.

Gợi ý chiến lược:
  • Tập trung vào giao dịch cực ngắn hạn: Hoạt động trên khung thời gian trong ngày hoặc theo giờ. Mở và đóng các vị thế nhanh cũng như tránh giữ lệnh qua đêm để giảm thiểu rủi ro khó lường.
  • Đặt mức SL chặt chẽ: Giữ phạm vi SL nhỏ để tránh bị thanh lý do biến động giá nhỏ.
  • Giao dịch các cặp có thanh khoản cao: Ưu tiên BTCUSDT, ETHUSDT, v.v. để đảm bảo khớp lệnh nhanh và giảm trượt giá.

Tình huống ví dụ:
Giả sử BTC dao động trong khoảng từ 105,000 đến 110,000 USDT. Nhà giao dịch kỳ vọng giá tăng nhẹ trong ngắn hạn và quyết định sử dụng đòn bẩy cao để nắm bắt giao dịch lướt sóng nhanh.

Vốn ban đầu: 5,000 USDT
Đòn bẩy: 100×
Kích thước vị thế: 500,000 USDT
Giá mở: 110,000 USDT
Vị thế: Long (kỳ vọng xu hướng tăng)
Giá trị hợp đồng: 500,000 / 110,000 = 4.545 BTC

Nếu BTC tăng 0.5%, đạt 110,550 USDT:
Giá trị vị thế: 4.545 × 110,550 = 502,500 USDT
Lợi nhuận: 502,500 – 500,000 = 2,500 USDT
Tỷ lệ PNL: 2,500 / 5,000 × 100% = 50%

So sánh với việc không có đòn bẩy: 5,000 USDT mua 0.04545 BTC
Tại 110,550 USDT:
Lợi nhuận = 0.04545 × (110,550 – 110,000) = 25 USDT
Tỷ lệ PNL: 25 / 5,000 × 100% = 0.5%

Tính toán rủi ro với đòn bẩy 100x


Thiết lập ban đầu:
  • Ký quỹ ban đầu: 5,000 USDT
  • Đòn bẩy: 100x
  • Giá trị vị thế: 5,000 × 100 = 500,000 USDT
Ký quỹ duy trì:
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì: 0.7% (tham khảo số liệu thực tế trong mục "Giới hạn rủi ro" trên trang giao dịch Futures)
  • Ký quỹ tối thiểu yêu cầu: 500,000 × 0.7% = 3,500 USDT
  • Ngưỡng thanh lý: Vị thế bị thanh lý khi ký quỹ giảm xuống 3,500 USDT
  • Mức lỗ tối đa cho phép: 5,000 - 3,500 = 1,500 USDT
Tính toán thanh lý:
  • Biên độ giảm giá tối đa trước khi bị thanh lý: 1,500 / 500,000 = 0.3%
  • Giá thanh lý: 110,000 × (1 - 0.3%) = 109,670 USDT

Trường hợp: Biến động giá bất lợi 0.5%
  • BTC giảm xuống 109,450 USDT (giảm 0.5%)
  • Lỗ = 4.545 × (110,000 – 109,450) = 2,500 USDT
  • Ký quỹ còn lại = 5,000 – 2,500 = 2,500 USDT
  • Tỷ lệ ký quỹ = 2,500 / 497,500 = 0.502%, thấp hơn ngưỡng 0.7%, vị thế này đã bị thanh lý

Khi thị trường đi ngang, đòn bẩy cao có thể khuếch đại các biến động giá nhỏ thành lợi nhuận đáng kể, nhưng đi kèm với rủi ro thanh lý cực kỳ cao. Phải sử dụng thận trọng và kết hợp lệnh SL nghiêm ngặt, do đó chỉ phù hợp với nhà giao dịch có nhiều kinh nghiệm.

4.4 Điều chỉnh đòn bẩy động & phân bổ đa dạng: Tăng cường sự ổn định của danh mục đầu tư


Trong thị trường tiền mã hoá luôn thay đổi, việc duy trì mức đòn bẩy cố định có thể khiến nhà giao dịch chịu rủi ro quá mức hoặc bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng. Việc điều chỉnh đòn bẩy và kích thước vị thế linh hoạt, kết hợp với phân bổ danh mục đa dạng, là yếu tố cần thiết để tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro - lợi nhuận và duy trì sự ổn định tổng thể của tài khoản.

Phân bổ đa dạng giúp giảm rủi ro tập trung vào một tài sản hoặc vị thế duy nhất. Ví dụ: vị thế BTC với đòn bẩy cao có thể phải đối mặt với việc thanh lý do giá giảm đột ngột, trong khi việc phân bổ vốn vào nhiều tài sản như BTC và ETH có thể giúp bù đắp tổn thất cũng như cải thiện khả năng chống chịu. Ngoài ra, việc điều chỉnh đòn bẩy và kích thước vị thế dựa trên điều kiện thị trường thay đổi - như chuyển sang thị trường có phạm vi hoặc biến động mạnh - giúp ngăn ngừa tình trạng mất cảnh giác.

Gợi ý chiến lược
  • Đánh giá rủi ro tài khoản thường xuyên: Theo dõi tỷ lệ ký quỹ và đặt mục tiêu duy trì ở mức cao hơn để đảm bảo có đủ vùng đệm đối phó với biến động.
  • Chủ động giảm rủi ro: Khi thị trường biến động hoặc khó đoán, vui lòng giảm đòn bẩy hoặc giảm kích thước vị thế để giải phóng ký quỹ và tăng khả năng chống chịu trước biến động.
  • Phân bổ vốn đa dạng: Phân bổ vốn vào nhiều cặp giao dịch (ví dụ: BTCUSDT, ETHUSDT, SOLUSDT) và áp dụng các mức đòn bẩy khác nhau cho từng cặp (ví dụ: BTC dùng đòn bẩy thấp, ETH dùng đòn bẩy trung bình).
  • Sử dụng chế độ Cross margin: Cân bằng rủi ro trên nhiều vị thế, nhưng cần chú ý đến tổng yêu cầu ký quỹ để tránh thanh lý hàng loạt do một vị thế kém hiệu quả gây ra.

5. Hướng dẫn quản lý rủi ro đòn bẩy hiệu quả bằng các công cụ của MEXC


TP/SL và các công cụ quản lý rủi ro là biện pháp bảo vệ quan trọng trong giao dịch đòn bẩy. MEXC cung cấp các tính năng bảo vệ đa tầng giúp người dùng hạn chế tổn thất và bảo vệ an toàn tài sản.

5.1 Quỹ bảo hiểm


MEXC duy trì một quỹ bảo hiểm được thiết kế nhằm đảm bảo lệnh đóng bắt buộc được thực hiện trơn tru. Nếu vị thế thua lỗ vượt quá ký quỹ ban đầu, quỹ bảo hiểm sẽ bù đắp khoản thiếu hụt.

Ví dụ, người dùng mở một vị thế Long trị giá 10,000 USDT với mức ký quỹ 1,000 USDT ở đòn bẩy 10x, nếu thị trường giảm đột ngột gây ra tổn thất lớn hơn 1,000 USDT (tức là vị thế có trạng thái vốn âm), quỹ bảo hiểm sẽ bù đắp khoản lỗ vượt quá mức ký quỹ, bảo vệ cả hệ thống và người dùng khác khỏi rủi ro.

Quỹ bảo hiểm tăng trưởng từ giá trị còn lại khi một vị thế bị thanh lý ở mức giá tốt hơn giá phá sản. Ví dụ, nếu vị thế Long ETHUSDT của người dùng có mức giá phá sản là 2,000 USDT nhưng được thanh lý ở mức 2,050 USDT, khoản chênh lệch 50 USDT sẽ được hệ thống thu thập và thêm vào quỹ. Người dùng có thể kiểm tra số dư theo thời gian thực và lịch sử của từng quỹ bảo hiểm trên trang Tài khoản quỹ bảo hiểm.

5.2 Lệnh TP/SL


5.2.1 Lệnh TP/SL tiêu chuẩn:


Lệnh SL tiêu chuẩn là công cụ quản lý rủi ro cốt lõi hỗ trợ người dùng đặt giá kích hoạt. Khi thị trường chạm mức giá này, hệ thống sẽ tự động đóng vị thế để hạn chế tổn thất thêm. Điều này giúp bảo toàn vốn khi thị trường biến động bất lợi.

Ví dụ: Người dùng mở vị thế Long BTCUSDT với ký quỹ 5,000 USDT và đòn bẩy 10x. Tổng kích thước vị thế là 50,000 USDT và giá trị hợp đồng 0.5 BTC (giả sử giá BTC là 100,000 USDT). Lệnh SL được đặt ở mức 98,000 USDT (giảm 2%).

Giá trị vị thế ban đầu: 50,000 USDT
Giá đóng: 0.5 × 98,000 = 49,000 USDT
Khoản lỗ phát sinh: 50,000 – 49,000 = 1,000 USDT
Tỷ lệ lỗ: 1,000 / 5,000 = 20%
Ký quỹ còn lại: 4,000 USDT

Bằng cách sử dụng lệnh SL này, người dùng sẽ giới hạn mức lỗ tối đa ở ngưỡng được xác định trước, tăng khả năng kiểm soát rủi ro.

5.2.2 Lệnh Trailing Stop:


Lệnh Trailing Stop là công cụ quản lý rủi ro tiên tiến cho phép người dùng điều chỉnh mức SL động khi giá thị trường biến động theo hướng thuận lợi. Lệnh này giúp khóa lợi nhuận đồng thời tự động đóng vị thế nếu giá đảo hướng và bảo vệ lợi nhuận.

Người dùng đặt tỷ lệ hoặc số lượng thoái lui cố định. Sau đó, hệ thống điều chỉnh giá kích hoạt SL dựa trên giá thị trường cao nhất (đối với vị thế Long) hoặc thấp nhất (đối với vị thế Short). Mức SL được cập nhật khi giá biến động theo hướng có lợi nhưng không thay đổi khi biến động bất lợi, hỗ trợ người dùng giữ lại nhiều lợi nhuận hơn trong các đợt biến động mạnh.

Ví dụ người dùng mở một vị thế Long BTCUSDT với ký quỹ là 5,000 USDT, đòn bẩy 10x, tổng giá trị vị thế là 50,000 USDT và giá trị hợp đồng là 0.5 BTC (giả sử giá BTC là 100,000 USDT). Người dùng đặt lệnh Trailing Stop với tỷ lệ thoái lui là 1%. Sau khi lệnh Trailing Stop được kích hoạt, hệ thống ghi nhận giá hiện tại là 100,000 USDT làm mốc khởi đầu và giá kích hoạt SL ban đầu là 100,000 USDT × (1 - 1%) = 99,000 USDT:

Nếu giá không tăng sau khi mở lệnh Long, mà giảm:

Giá giảm 1%, tức là từ 100,000 USDT xuống 99,000 USDT, đạt mức giá kích hoạt TP/SL, hệ thống sẽ tự động đóng vị thế bằng lệnh Market và người dùng mất 50,000 - (99,000 x 0.5) = 500 USDT.

Nếu bạn mở lệnh Long, giá tăng như kỳ vọng:

Nếu giá BTC tăng 5% lên 105,000 USDT, hệ thống sẽ tự động cập nhật giá kích hoạt TP/SL lên 105,000 USDT × (1 - 1%) = 103,950 USDT. Tại thời điểm này, điểm TP/SL đã được nâng lên theo mức tăng giá và khóa một phần lợi nhuận.

Nếu giá tiếp tục tăng lên 110,000 USDT (tăng 10%), hệ thống sẽ điều chỉnh lại giá kích hoạt TP/SL thành 110,000 USDT × (1 - 1%) = 108,900 USDT.

Nếu giá giảm 1%, từ 110,000 USDT xuống 108,900 USDT, lệnh Trailing Stop sẽ được kích hoạt và hệ thống sẽ tự động đóng vị thế bằng lệnh Market. Tại thời điểm này:

Giá trị vị thế ban đầu: 50,000 USDT
Giá trị vị thế khi đóng: 0.5 × 108,900 USDT ≈ 54,450 USDT
Lợi nhuận: 54,450 USDT - 50,000 USDT = 4,450 USDT
Tỷ lệ PNL (dựa trên tổng giá trị vị thế): 4,450 / 50,000 = 8.9% (khoảng 9%)

Bằng cách sử dụng lệnh Trailing Stop, người dùng khóa thành công mức lợi nhuận khoảng 9% cho toàn bộ vị thế, đồng thời tránh được rủi ro thua lỗ do giá tiếp tục giảm.

5.3 Bật cảnh báo ký quỹ


Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản đạt đến ngưỡng thanh lý (ví dụ: 30% giá trị vị thế), MEXC sẽ chủ động thông báo cho người dùng thông qua thông báo đẩy trên App hoặc cảnh báo qua Email. Những cảnh báo kịp thời này giúp người dùng xử lý sớm để tránh rủi ro thanh lý bắt buộc. Dựa trên các cảnh báo này, người dùng có thể chọn thêm ký quỹ hoặc giảm kích thước vị thế để bảo vệ tài sản trong tài khoản.

Điều quan trọng là phải theo dõi các cảnh báo và phản hồi kịp thời. Nếu tỷ lệ ký quỹ tiếp tục giảm và đạt đến mức thanh lý, hệ thống sẽ tự động đóng vị thế, có khả năng dẫn đến thua lỗ. Do đó, cần duy trì một khoản ký quỹ dự phòng và kết hợp với các chiến lược SL để quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

5.4 Chế độ Isolated margin


Chế độ Isolated margin hỗ trợ người dùng phân bổ một khoản ký quỹ cụ thể cho từng vị thế riêng biệt. Khi kết hợp với tính năng SL, chế độ này giúp hạn chế hiệu quả rủi ro của từng giao dịch và trở thành công cụ quan trọng để quản lý rủi ro.

Ở chế độ Isolated, tổn thất được giới hạn ở mức ký quỹ được phân bổ cho vị thế cụ thể đó và sẽ không ảnh hưởng đến phần vốn còn lại trong tài khoản. Ví dụ: Nếu người dùng có tổng số dư tài khoản là 10,000 USDT và phân bổ 1,000 USDT làm ký quỹ cho vị thế cụ thể, thì mức lỗ tối đa sẽ được giới hạn ở 1,000 USDT - ngay cả khi bị thanh lý hoàn toàn. 9,000 USDT còn lại sẽ không bị ảnh hưởng, giúp bảo vệ vốn tổng thể.

Isolated margin đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu hoặc người dùng giao dịch tài sản có rủi ro cao. Bằng cách cô lập rủi ro của từng vị thế, người dùng có thể tránh được những tổn thất đáng kể trên toàn bộ tài khoản chỉ vì một giao dịch sai lầm. Chế độ này cung cấp một môi trường an toàn hơn cho người dùng mới học hỏi và thực hành, đồng thời cũng phù hợp với nhà giao dịch có kinh nghiệm đang thử nghiệm các chiến lược mới hoặc giao dịch trên thị trường biến động mạnh.

Tổng kết: Quản lý rủi ro là yếu tố cốt lõi của giao dịch đòn bẩy


An toàn là nền tảng của giao dịch đòn bẩy. Mặc dù đòn bẩy có thể khuếch đại lợi nhuận tiềm năng, nhưng nhà giao dịch phải luôn cảnh giác, hiểu rõ các rủi ro liên quan và tránh đưa ra quyết định cảm tính.

Chọn đòn bẩy hợp lý: Người mới bắt đầu nên chọn đòn bẩy thấp để giảm ảnh hưởng của biến động thị trường và ưu tiên sử dụng chế độ Isolated margin để giới hạn rủi ro cho từng vị thế.
Luôn sử dụng TP/SL: Đặt lệnh SL cho mọi giao dịch để chủ động kiểm soát thua lỗ.
Theo dõi thị trường thường xuyên: Sử dụng dữ liệu thời gian thực và các công cụ cảnh báo của MEXC để theo dõi biến động giá và trạng thái ký quỹ, đồng thời điều chỉnh các vị thế kịp thời.
Đảm bảo an toàn tài khoản: MEXC cung cấp các tùy chọn xác minh hai yếu tố (như Email, tin nhắn hoặc Google Authenticator). Người dùng nên kích hoạt tất cả những tính năng bảo mật có sẵn và chỉ giao dịch thông qua các kênh chính thức.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không cung cấp lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, tài chính, kế toán, tư vấn hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác cũng như không cấu thành lời khuyên để mua, bán hoặc nắm giữ bất kỳ tài sản nào. MEXC Learn chỉ cung cấp thông tin cho mục đích tham khảo và không phải là lời khuyên đầu tư. Vui lòng đảm bảo hiểu đầy đủ những rủi ro liên quan và thận trọng khi đầu tư. MEXC không chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của người dùng.